Phòng Lab là gì?
Phòng lab là một thuật ngữ ngắn gọn, súc tích hơn để diễn tả cho phòng thí nghiệm. Laboratory là tên tiếng anh của Lab và cũng là câu trả lời về Lab là viết tắt của từ gì?
Hiểu đơn giản, đây là một cơ sở được thiết kế, xây dựng và lắp đặt nhằm cung cấp những thiết bị, môi trường, điểu kiện làm việc để con người triển khai các thí nghiệm, thực nghiệm trong các lĩnh vực sinh – lý – hóa,…
Hiện nay, phòng lab xuất hiện nhiều ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, viện nghiên cứu để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và sản xuất.
Có những loại phòng Lab nào?
Tùy theo nhu cầu nghiên cứu mà phòng lab được thiết kế và trang bị các thiết bị khác nhau. Một số loại phòng lab điển hình có thể kể đến như:
- Phòng thí nghiệm hóa học
- Phòng thí nghiệm vật lý
- phòng thí nghiệm y tế
- phòng thí nghiệm nghiên cứu và sản xuất
- Phòng thí nghiệm nghiên cứu, học tập
- Phòng thí nghiệm phương tiện truyền thông
- Phòng thí nghiệm vi sinh
Công dụng của phòng Lab là gì?
Như đã nói ở trên, phòng lab phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và sản xuất, chi tiết như sau:
- Phục vụ học tập cho môn hóa học, vật lý từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Đại học
- Phục vụ cho các nhà nghiên cứu các đề tài, công trình của họ.
- Phục vụ cho sinh viên các ngành: Khoa học y sinh, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật y sinh, hóa học,..
- Phụ vụ cho các công ty hóa chất, công ty sản xuất nghiên cứu sản phẩm
Những quy định tại phòng Lab thí nghiệm
An toàn phòng thí nghiệm luôn là vấn đề được ưu tiên nên nhân viên khi bước vào phòng thí nghiệm đều phải nắm vững những quy định làm việc.
Những quy tắc của phòng lab cần nắm vững:
- Học sinh/ sinh viên chỉ được làm thí nghiệm khi có chỉ dẫn có giáo viên trong phòng thí nghiệm.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi làm thí nghiệm
- Nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn
- Tuân thủ bảo hộ an toàn trong phòng thí nghiệm như: Mặc áo blu, mang kính bảo hộ, cột tóc gọn gàng
- Bàn thí nghiệm cần được làm sạch trước khi thực hiện thí nghiệm.
- Tuyệt đối không được nếm các hóa chất trong phòng thí nghiệm, không ăn, uống trong phòng thí nghiệm
- Không được nhìn xuống ống nghiệm khi có hóa chất bên trong
- Nếu gặp sự cố đổ vỡ hóa chất cần báo ngay cho giáo viên hoặc nhân viên quản lý phòng lab
- Sau khi làm việc cần phải rửa tay, rửa mặt và các dụng cụ theo đúng quy định.
- Nắm bắt xử lý sự cố hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- Loại bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như hướng dẫn trên MSDS của sản phẩm.
- Hãy đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ về vấn đề nào đó
Công việc của nhân viên phòng Lab
Nhân viên làm việc trong phòng lab phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như: nghiên cứu, tìm hiểu, thống kê dữ liệu, kết quả cho các thí nghiệm hoặc sản phẩm nào đó. Các công việc cụ thể của nhân viên phòng lab như sau:
- Kiểm tra chất lượng của các mẫu nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm hay thành phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam với các chỉ số như: pH, độ mặn, dung trọng, độ ẩm, EC,… từ đó lấy kết quả phục vụ cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
- Thử nghiệm các chỉ tiêu mới: xác định khối lượng riêng, độ xốp,… theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam của sản phẩm hay chất nào đó
- Phân tích và kiểm tra các mẫu nhận được từ khách hàng
- Đánh giá chất lượng sản phẩm mới bằng mẫu thử từ khách hàng
- Tính toán thông số, số liệu để pha hóa chất theo chỉ tiêu yêu cầu
- Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị đo, cầm theo hướng dẫn và yêu cầu công việc
- Tuân thủ quy trình, nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thông quản lý chất lượng 9001
- Đảm bảo phòng lab thí nghiệm luôn sạch sẽ, ngăn nắp và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm
- Cập nhật dữ liệu thường xuyên vào hệ thông quản lý theo yêu cầu, đảm bảo truy xuất dữ liệu, thông tin dễ dàng
- Làm việc chuyên môn khách theo chỉ dẫn của cấp trên
Thiết bị cơ bản cần có trong phòng lab thí nghiệm
Để có thể thiết kế và xây dựng một phòng thí nghiệm đạt chuẩn, bạn cần trang bị các thiết bị cơ bản sau đây:
- Bàn ghế phòng thí nghiệm: Bàn phải đáp ứng tiêu chuẩn chống chịu được hóa chất, không bắt lửa, chống cháy, chống thấm nước, chịu tải trọng lớn, không cho vi sinh vật phát triển.
- Hệ thống lọc nước: Tạo ra nước tinh khiết với chất lượng ổn định để đảm bảo các thí nghiệm được hoạt động một cách trơn tru
- Bồn rửa: Được thiết kế độc lập
- Nồi hấp tiệt trùng: Giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus, nấm và bảo tử trên các dụng cụ để đảm bảo kết quả thí nghiệm đem đến chính xác nhất.
- Tủ an toàn sinh học: Đây là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong một phòng lab đạt chuẩn, giúp bảo vệ người sử dụng tránh nhiễm virus trong quá trình thao tác.
- Máy khuấy từ: Thiết bị này dùng lực của từ trường để làm nóng và hòa tan các thành phần hóa học có trong chất lỏng.
- Kính hiển vi: Quan sát những vật thể có kích thước nhỏ, dụng cụ không thể thiếu trong phòng thí nghiệm sinh học.
- Cân kỹ thuật, cân phân tích: Cho phép cân những vật có trọng lượng nhỏ, đem đến độ chính xác cao.
- Hóa chất thuốc thử: Sự có mặt các loại hóa chất, dung môi cơ bản để tiến hành làm thí nghiệm
- Dụng cụ cơ bản: Ống nghiệm, bình tam giác, ống đong, bình định mức,… là những dụng cụ cần có trong phòng lab thí nghiệm.