Khái quát về đồng hồ vạn năng
Có thể bạn đã biết, Đồng hồ vạn năng hay còn có tên gọi khác là đồng hồ đo điện, vạn năng kế. Có 2 dạng là đồng hồ điện tử hiện số và đồng hồ hiển thị dạng kim. Đây là thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm tra nhanh các thông số của dòng điện như: đo dòng điện một chiều, dòng xoay chiều (AC/DC), điện áp, điện trở. Ngoài ra thiết bị này còn giúp kiểm tra diode, đo nhiệt độ…
Ngày nay, thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện, điện tử, hệ thống điện… Nhờ việc kiểm tra, giám sát giúp thiết bị đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện, điện tử.
Những ký hiệu trên đồng hồ vạn năng có ý nghĩa gì?
Về mặt hiển thị
Giữa đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số có sự khác nhau. Đồng hồ vạn năng kim thì màn hình hiển thị là dạng thước hình cung, các vạch kết quả được chia khoảng cách đều nhau. Kết quả đo chính là vị trí kim chỉ thị dừng lại. Còn đối với đồng hồ vạn năng điện tử hiện số thì các kết quả đo sẽ được hiển thị bằng số trực tiếp trên màn hình.
Về các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng
Tuy hiển thị có chút khác nhau, song ở cả đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng điện tử hiện số đều có các phím chức năng( ký hiệu) chung giống nhau. Cụ thể;
- Nút Hold: Thông thường sẽ được đặt góc trái trên cùng của đồng hồ vạn năng. Nút này có chức năng giữ kết quả đo hiển thị trên màn hình, từ đó bạn thuận tiện hơn trong việc quan sát cũng như ghi chép dữ liệu.
- Phím RANGE: Chức năng chọn phạm vi đo phù hợp
- Nút REL (relative): Có chức năng là thiết lập giá trị tham chiếu, hỗ trợ việc so sánh giữa các giá trị đo khác nhau.
- MAX/MIN: Cho phép người dùng lưu giữ các kết quả đầu vào lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
- Chế độ báo sáng: Nút chức năng này thường có ký hiệu đèn pin giúp người dùng làm việc dễ dàng trong khu vực thiếu ánh sáng.
- On/Off: Có chức năng để bật – tắt đồng hồ đo.
- Nút V ~: Đây là ký hiệu để chỉ chức năng đo điện áp xoay chiều AC.
- Nút V–: Ký hiệu để chỉ chức năng đo điện áp 1 chiều DC.
- Dòng điện trực tiếp: Phím này có chức năng tương tự như dòng điện xoay chiều nhưng thay vào đó là đo dòng điện trực tiếp. Nó là biểu tượng chữ A với đường road trên đầu.
Về các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng
- Nút Ã: Chức năng này chuyển dùng để đo dòng điện xoay chiều.
- Nút Ω: Ký hiệu để chỉ thang đo điện trở.
- Kiểm tra điốt: Nút này có ký hiệu một mũi tên chỉ bên phải và một dấu cộng bên cạnh. Chức năng chính là phát hiện diode xấu.
- Nút đo điện dung: Nút này có ký hiệu là một đường thẳng có hình tam giác nằm ngang chèn lên.
- Nút đo tần số: Được ký hiệu 3 hình vòng cung lớn dần nhìn giống như biểu tượng của âm thanh giúp đo tần số chính xác.
- Nút đo ℃/F: Nút chức năng này dùng để đo nhiệt độ.
- Millivolts AC: Nút này được dùng để kiểm tra và xác định các mạch nhỏ hơn bằng cách sử dụng điện áp xoay chiều ở dải đo thấp.
Ngoài ra, còn rất nhiều ký hiệu khác xuất hiện ở các model đồng hồ vạn năng khác. Người dùng có thể tìm hiểu thêm khi tìm mua thiết bị tại các cửa hàng cung cấp.