- Giỏ hàng chưa có sản phẩm
Đồng hồ đo điện áp là thiết bị chuyên dùng để kiểm tra giá trị điện áp bao gồm dòng DC và dòng AC. Từ đó nắm bắt được tình trạng của điện áp trong mỗi thiết bị. Đảm bảo công suất hoạt động luôn được tốt nhất.
Chúng thường được thiết kế dưới dạng cầm tay nhỏ gọn và nhẹ. giúp các kỹ sư điện dễ dàng đem theo bên mình để sử dụng mỗi khi cần.
Việc sử dụng đồng hồ đo điện không quá khó. Chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ các thông số của thiết bị và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây sẽ cho kết quả chính xác.
Để thực hiện đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng, người dùng cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Muốn đo điện áp xoay chiều, bước đầu tiên bạn phải chuyển thang đo về thang AC.
Bước 2: Đưa que màu đen cắm tại cổng chung COM, còn que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 4: Để thang AC cao hơn mức điện áp cần đo một nấc. Ví dụ, nếu bạn đo điện áp AC 220V thì phải để thang AC ở mức 250V.
Bước 5: Đưa hai que đo đặt vào 2 điểm cần đo. Lúc này bạn không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
Bước 6: Tiến hành đọc kết quả đo được trên màn hình.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp một chiều sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Trước khi đo điện áp xoay chiều, người dùng phải chuyển thang đo về các thang DC.
Bước 2: Tương tự như đo dòng AC, hãy lấy que màu đen cắm ở cổng chung COM. Và que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Để thang DC ở mức cao hơn điện áp cần đo một nấc.
Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Chú ý là đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que màu đen vào cực âm (-).
Bước 6 : Đọc kết quả đo được.
Một vài chiếc đồng hồ hiển thị kim sẽ khiến bạn lúng túng và không biết đọc các trị số điện áp đo được như nào mới đúng. Đừng lo, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn mẹo để đọc các trị số này chính xác nhất.
Khi đo điện áp một chiều DC , giá trị cần đọc là các thông số trên vạch chỉ số DCV.A.
Nếu bạn để thang đo ở mức 250V, bạn phải đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250. Tương tự như thế, nếu để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10.
Trường hợp bạn để thang mức 1000V nhưng không có vạch nào cho ra giá trị 1000. Lúc này bạn sẽ tiến hành đọc trên vạch giá trị Max = 10. Tức là lấy giá trị đo được nhân với 100 lần.
Khi đo điện áp AC, thì cách đọc các giá trị cũng tương tự như điện áp dòng DC. Bạn sẽ đọc trên vạch AC.10V. Nếu bạn đo ở thang có giá trị khác thì kết quả sẽ được tính theo tỷ lệ. Ví dụ, nếu để thang đo ở 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
Để hoạt động đo diễn ra thuận lợi và cho về kết quả nhanh, chính xác nhất. Bạn cần lưu tâm một vài vấn đề dưới đây;
Khi muốn thực hiện đo điện áp xoay chiều, bạn tuyệt đối không được để thang đo ở vị trí đo điện trở hoặc đo dòng điện. Việc này rất quan trọng bởi vì nếu các thang đo để sai vị trí. Chúng sẽ làm hỏng chiếc đồng hồ vạn năng của bạn ngay lập tức.
Bài viết liên quan