Đặc điểm nổi bật của đồng hồ vạn năng Zoyi ZT-100
- Đồng hồ vạn năng có tính năng tự động tắt nguồn, cảnh báo pin yếu, tự động chọn.
- Sản phẩm có bọc ốp silicon chống va đập tốt, cầm thoải mái, vừa vặn.
- Zoyi ZT-100 trang bị màn hình hiển thị LCD lớn, dễ đọc, hiển thị số đo lên đến 2000 digit.
- Sản phẩm có bọc kim loại chống sai số do từ trường, chống nhiễu thang đo.
- Thiết kế có mạch chống điện áp cao.
- Màn hình có đèn nền sáng trắng, có chế độ bật sáng đèn nền liên tục.
- Có cầu chì bảo vệ quá dòng.
Đánh giá chi tiết về đồng hồ vạn năng Zoyi ZT-100
Kiểu dáng nhỏ gọn
Zoyi ZT-100 thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, trang bị màn hình hiển thị LCD dễ dàng đọc kết quả sau khi đo.
Đa chức năng
DMM ZT100 hỗ trợ hiển thị số đo tới 2000, đầy đủ các tính năng đo điện áp, dòng điện AC/DC, đo diode, điện trở, đo thông mạch, đo tụ điện.
Ngoài ra đồng hồ vạn năng Zoyi ZT-100 có hỗ trợ tính năng Auto Power Off (tự động tắt nguồn sau 15 phút không sử dụng) và tính năng Auto Range (tự động chỉnh thang đo theo thực tế).
Chất liệu bền đẹp
Thân máy được làm từ chất liệu nhựa cao cấp cho độ bền cao, có bao silicon ốp ngoài giúp tăng khả năng chịu va đập tốt.
Thông số kỹ thuật khác của đồng hồ vạn năng Zoyi ZT-100
- Nhiệt độ làm việc: 0 - 40 độ C
- Vol DC: 400mV/4V/40V ± (0.5% + 4), 400V/1000V ± (0.8% + 4)
- Vol AC: 4V/40V/400V ± (1.2% + 4), 750V ± (1.5% + 4
- Dòng điện một chiều: 4A/10A ± (1.5% + 4), 40mA/400mA ± (1.5% + 4)
- Dòng điện xoay chiều: 4A/10A ± (2.0% + 4), 40mA/400mA ± (2.0% + 4)
- Điện trở: 400Ω/4KΩ/40KΩ/400KΩ/4MΩ ± (0.8% + 4), 40MΩ ± (2.0% + 4)
- Điện dung: 4nF ± (5.0% + 20), 40nF ± (2.5% + 4), 400nF/4μF/40μF/200μF ± (3.5% + 4)
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng Zoyi ZT-100
Đo điện trở
- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng 1/2 thang đo
- Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất
- Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị
Lưu ý:
- Không được đo điện áp và dòng điện khi đồng hồ ở thang đo điện trở, đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
- Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện. Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
- Khi đo điện trở nhỏ < 10Ω cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
- Khi đo điện trở lớn > 10kΩ, tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Cách đo dòng điện
Để đo được dòng điện cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chỉnh đồng hồ vạn năng ở thang đo A để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA
- Bước 3: Cắm que màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
- Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
- Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
- Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Lưu ý:
- Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A - 25mA để được kết quả chính xác hơn.
- Khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A - 2,5mA.
- Khi sử dụng đồng hồ vạn năng que đen sẽ là (-) nguồn pin và que đỏ là (+) nguồn pin.