- Giỏ hàng chưa có sản phẩm
Công Nghệ X-ray
1. Bức Xạ Là Gì?
Bức Xạ I-on Hoá: Là loại bức xạ mà gây ra sự I-on hoá vật chất xung quanh.
Ví dụ: tia Alpha, tia Beta, tia Nơ-tron, Electron, proton, tia gamma, X-ray (Tia X).
Bức Xạ Không I-on Hoá : Là loại bức xạ mà không gây ra sự I-on hoá vật chất.
Ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia hồng ngoại, Ánh sáng khả kiến etc.
2. Tia X Là Gì?
2.1 Tia X được phát minh khi nào?
|
2.2 Đặc tính của tia X
1. Không thể nhìn thấy
2. Hiệu ứng huỳnh quang – gây ra hiệu ứng huỳnh quang khi tiếp xúc với ZnS, CdS, Nal etc.
3. Gây I-on hoá vật chất
4. Khả năng đâm xuyên mạnh
5. Di chuyển với tốc độ ánh sáng trong Chân không
6. Có thể bị tán xạ
7. Hệ số khúc xạ gần bằng 1
3. Nguyên Lý Phát Xạ Tia X
Tia X Đặc Tính: Electron được gia tốc va chạm với electron trong quỹ đạo của nguyên tử và đẩy electron đó ra
Sóng điện từ mà được sinh ra do sự sai khác năng lượng (sau vạ chạm) được gọi là Tia X Đặc Tính
Tia X Liên Tục Electron được gia tốc và bị giảm tốc bởi năng lượng Coulomb trong nguyên tử, sóng điện từ được phát ra tương ứng với tốc độ bị giảm sau va chạm. Sóng đó được gọi là Tia bremsstrahlung hay Tia X liên tục. Đây là phương pháp mà hiện nay đa số các máy X-ray đang sử dụng.
4. Cấu Trúc Của Một Máy X-ray
4.1 Thành phần chính của Máy X-ray
Ống X-ray |
Phát ra tia X |
Bàn |
Di chuyển mẫu vật trong thiết bị |
Detector |
Chuyển tia X thành ánh sáng khả kiến |
CCD Camera |
Chuyển ánh sáng khả kiến thành tín hiệu Số |
Máy tính |
Điều khiển toàn bộ hệ thống và xuất ra hình ảnh |
Vỏ bảo vệ |
Bảo vệ người dùng khỏi tia X |
4.2 Ưu điểm của X-ray
- Kiểm tra được số lượng lớn sản phẩm và an toàn
- Máy kiểm tra X-ray dễ dàng vận hành và có giao diện thân thiện với người dùng.
- Dễ dàng kiểm tra khuyết tật trong các sản phẩm đã được đóng gói hoàn chỉnh.
- Tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành sản phẩm.
- Loại bỏ sản phẩm lỗi và giảm tỉ lệ thu hồi sản phẩm.
- Đảo bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất. Không bụi bẩn.
5. Các Loại Ống Phóng X-ray
5.1 Loại ống hở
- Sử dụng bơm áp lực cao để tạo ra môi trường chân không
- Có độ phóng đại và độ phân giải cao hơn loại ống kín
- Target và filament có thể thay thế định kỳ. Chi phí đầu tư ban đầu cao.
5.2 Loại ống kín
- Môi trường chân không được đóng kín trong quá trình sản xuất. Không cần bơm.
- Không thể thay thế các vật tư tiêu hao như Target, Filament. Thay cả set khi ống bị hỏng.
- Chi phí đầu tư ban đầu rẻ hơn. Dễ dàng sử dụng, không cần bảo trì.
5.3 Kích Thước Điểm Hội Tụ Trên Ống X-ray
Điểm Hội Tụ – Là điểm mà ở đó Electron bị chặn lại và phát ra tia X
Kích thước Điểm Hội Tụ – Đường kính điểm hội tụ càng nhỏ, chất lượng hình ảnh thu được trên Detector các sắc nét
|
6. Các Loại Detector Phát Hiện Tia X
6.1 Image Intensifier Detector (I.I detector)
- Tia X được chuyển thành ánh sáng khả kiến khi được hấp phụ bởi Scintilator nhôm, cho phép tia X đi xuyên qua dễ dàng và không bị tán xạ.
- Ánh sáng khả kiến được chuyển thành các hạt quang tử sau khi đi qua Quang cực.
- Quang tử được gia tốc bởi Điện áp 1 chiều
- Chúng được hội tụ nhờ các điện cực.
- Chuyển các quang tử thành ánh sáng khả kiến một lần nữa
6.2 Flat Panel Detector (FPD)
1) Tia X được chuyển thành ánh sáng khả kiến thông qua Scintillator. 2) Ánh sáng khả kiến được chuyển thành tính hiệu điện thông qua Quang cực 3) Tín hiệu điện được ghi vào các pixel tương ứng bởi transitor và gửi tới máy vi tính.
|
6.3 Phim X-quang
1) Những dải tia X-ray đâm xuyên qua được vật thể sẽ trắng phim, còn những dãi không xuyên qua được phim sẽ có màu đen. 2) Cho hình ảnh X-ray chất lượng cao, nhưng tốn thời gian để tạo thành hình ảnh. Không áp dụng phương pháp này trong công nghiệp
|
Bài viết liên quan