- Giỏ hàng chưa có sản phẩm
Dây đo đồng hồ vạn năng hay còn gọi là que đo, đầu dò hay dây dẫn đồng hồ vạn năng. Đây là một phụ kiện đi kèm của 1 chiếc đồng hồ vạn năng. 1 bộ dây đo thường có 2 que đo gồm 1 dây màu đỏ và 1 dây màu đen. Mỗi dây có 1 đầu đo và 1 đầu cắm. Theo quy ước điện tử tiêu chuẩn, dây màu đỏ được sử dụng cho cực dương và dây màu đen được sử dụng cho cực âm. Dây thường có chiều dài khoảng 1m, thiết kế với đầu đo là kim nhọn, có thể chịu tải được nhiều mức điện áp và dòng điện khác nhau như 1000v / 20A.
Phụ kiện này có vai trò cực kì quan trọng, nó giúp cho đồng hồ vạn năng và thiết bị, linh kiện cần đo kết nối với nhau. Từ đó cho ra được kết quả đo một cách nhanh chóng và chính xác. Hay nói cách khác, dây đo đồng hồ vạn năng là phụ kiện không thể thiếu để chiếc đồng hồ đo có thể hoạt động và thực hiện các chức năng đo điện.
Phụ kiện này gồm 1 Jack bắp chuối được cắp trực tiếp vào 2 chân của đồng hồ vạn năng. Vỏ của dây đo thường được làm từ nhựa tổng hợp. Phần mũi dây đo thì được làm từ hợp kim cao cấp. Có khả năng chống gỉ và dẫn điện tốt. Dây dẫn nếu có chất lượng tốt, chính xác cao có thể sử dụng trong thời gian dài. Nhờ đó giúp hỗ trợ thiết bị kiểm tra diode, kiểm tra liên tục của mạch chính xác.
Lưu ý:
Trên mỗi đồng hồ vạn năng sẽ thường được thiết kế các chân cắm để kết nối với que đo khi làm việc. Số chân cắm sẽ phụ thuộc vào từng đồng hồ đo có bao nhiêu chức năng đo dòng điện, điện áp hoặc điện trở. Thông thường mỗi đồng hồ vạn năng sẽ có từ 2 – 3 chân đo. Để phát huy tốt nhất chức năng của phụ kiện này, người dùng cần sử dụng nó theo hướng dẫn sau;
Đầu tiên, bạn dùng đầu cắm vào đồng hồ của dây đo cắm vào các lỗ đo phù hợp. Sau đó chọn các thang đo cần thực hiện và cầm 2 chân nhọn của dây để đo.
Để đo dòng điện, điện áp hay điện trở nhỏ, bạn cần cắm đầu dò màu đen vào chân COM, còn đầu dò màu đỏ vào cổng có nhãn mAVΩ. Để đo dòng điện cao, bạn cắm đầu dò màu đen vào COM và đầu dò màu đỏ vào cổng có nhãn 10A.
Bài viết liên quan