Khái quát về đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng là thiết bị như thế nào?
Đồng hồ vạn năng hay còn có tên gọi khác là đồng hồ đo điện, vạn năng kế. Đây là thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm tra nhanh các thông số của dòng điện như: đo dòng điện một chiều, dòng xoay chiều (AC/DC), điện áp, điện trở. Ngoài ra thiết bị này còn giúp kiểm tra diode, đo nhiệt độ…
Phân loại đồng hồ vạn năng
Hiện nay, đồng hồ vạn năng được sản xuất dưới 2 dạng: đồng hồ vạn năng điện tử dạng hiện số và đồng hồ vặn năng dạng chỉ thị kim. Mỗi loại lại có ưu nhược điểm sử dụng khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chọn loại phù hợp.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng chi tiết nhất
Cấu tạo đồng hồ vạn năng dạng chỉ thị kim
Loại đồng hồ đo điện dạng chỉ thị kim xuất hiện đầu tiên trên thị trường và cũng được sử dụng khá phổ biến.
Cấu tạo bên trong của đồng hồ vạn năng kim
Máy có 2 thành phần chính là: bộ phận hiển thị và mạch đo. Ngoài ra, còn có mạch phân tầm để thích hợp với các mức đo khác nhau.
Cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng kim
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thiết bị có bộ phận hiển thị là một kim rất mảnh báo kết quả đo bằng kim chỉ trên một thước hình cung.
Ngoài ra, trên thân máy cũng có nhiều nút điều chỉnh chức năng khác nhau, cơ bản có thể kể đến như:
- Nút đo chuẩn zero Ohm. Khi nhấn nút này sẽ tương đương với việc chập hai que đo lại.
- Đế cắm thử transistor
- Lỗ cắm COM (-) là nơi cắm que đo màu đen trong tất cả các phép đo
- Vít chính zero kim chỉ thị để đảm bảo kim nằm ở vị trí zero khi chưa đưa tín hiệu đo vào VOM
- Núm chỉnh zero Ohm
- Núm xoay chuyển mạch (gallet) để chọn chức năng đo và thay đổi tầm đo
- Lỗ cắm 10ADC để cắm que đo màu đỏ khi sử dụng thang đo 10 ADC
- Lỗ cắm V, Ω, A, (+) để cắm que đo màu đỏ trong tất cả các phép đo ngoại trừ thang đo 10 ADC
Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Cấu tạo bên trong của đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số là loại đồng hồ có các chức năng tương tự như đồng hồ vạn năng kim nhưng mạch đo dựa trên kỹ thuật số.
Cấu tạo bề ngoài của đồng hồ vạn năng điện tử
Thay vì màn hình chỉ thị kim như đồng hồ vạn năng kim thì đồng hồ vạn năng điện tử sẽ có 1 màn hình để hiển thị kết quả đo bằng số. Giúp người dùng dễ dàng quan sát được kết quả hơn.
Giao diện 1 chiếc đồng hồ vạn năng điện tử hiện số thường có các
- V~:Thang đo điện áp xoay chiều.
- V- : Thang đo điện áp một chiều.
- A~:Thang đo dòng điện xoay chiều.
- A- :Thang đo dòng điện một chiều.
- Ω: Thang đo điện trở
- F: Thang đo điện dung
- hFE:Thang đo hệ số khuyếch đại dòng tĩnh
- Giắc cắm:Nó thường nằm ở cuối của máy đo điện, bao gồm giắc đỏ và giắc đen. Chúng có tác dụng kết nối với đầu dò để thực hiện phép đo đơn giản hơn. Có những chiếc đồng hồ đo sở hữu 3-4 giắc cắm.
- Núm vặn: Đây là bộ phận quan trọng của chiếc đồng hồ vạn năng, nó giúp bạn lựa chọn các thang đo và dải đo phù hợp, đáp ứng nhu cầu làm đo lường.
- Hold:Đây là nút giữ dữ liệu, đảm bảo kết quả đóng băng cho phép theo dõi và đọc kết quả dễ dàng.
- Giắc mA (milliamp, microamp): Giắc này được ký hiệu mA, µA, đầu dò thử nghiệm màu đỏ cho phép.
- Giắc chân COM: Hầu hết các thiết bị đo như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm đều sử dụng chân này.Nó được ký hiệu COM và khi sử dụng, cần kết nối với đầu dò màu đen.
Ngoài ra, trên đồng hồ vạn năng còn có nút backlight, Rangez, nút bật, tắt nguồn giúp phục vụ tốt nhất cho quá trình làm việc.